Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Do đó, các tiêu chí chọn lọc để sản phẩm được xuất khẩu ngày càng khó khăn. Thay vì sử dụng các loại thuốc để phòng ngừa bệnh tôm thì người nuôi tôm lại chọn biện pháp sử dụng chế phẩm men vi sinh vào quá trình nuôi. Bên cạnh việc để phòng trị bệnh thì men vi sinh còn giúp cải thiện môi trường. Hãy cùng Thủy Sản 1980 tìm hiểu như thế nào là sử dụng men vi sinh đúng cách nhé.
Tại sao lại lựa chọn sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm?
Sử dụng chế phẩm sinh học là hướng đi hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận kinh tế khi nuôi thủy sản. Vì vi sinh hoàn toàn không có chất hóa học và không gây tồn dư chất độc hại trong môi trường, giúp môi trường cải thiện tốt và giúp động vật thủy sản phát triển.
Men vi sinh có hai thành phần chính đó là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi gồm các loài như Bacillus. sp, Nitrosomonas, Nitrobacter… Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magie…

Men vi sinh có 2 dạng: dạng nước hoặc dạng bột (hay dạng viên). Chúng thường có 2 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chính là Bacillus. Sp, Nitrosomonas, Nitrobacter…) và loại trộn vào thức ăn (loài vi khuẩn chính là Lactobacillus).
Trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng men vi sinh sẽ mang lại những lợi ích như:
- Làm ổn định chất lượng nước (pH, kH, O2 …), cải thiện nền đáy trong ao nuôi
- Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của tôm, cá
- Giảm thiểu lượng khí độc bùng phát trong ao (NO2, NH3, H2S,…)
- Bổ sung vi sinh đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa của tôm, cá,…
- Phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, cá,…giảm thải ô nhiễm môi trường nước.
Các cơ chế hoạt động của men vi sinh
- Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc làm giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho tôm, cá.
- Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước.
- Chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4+, NO3–
- Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hóa hiệu quả thức ăn.
Những nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh vào ao nuôi
Sử dụng men vi sinh trong quá trình nuôi: đối với loại xử lý môi trường định kỳ 7 – 10 ngày/lần và sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu. Sử dụng suốt vụ nuôi, nên tạt vào buổi sáng lúc thời tiết dịu nhẹ và nhiệt độ mát mẻ. Còn khi giảm tảo thì bà con nên sử dụng men tạt vào ban đêm: lúc này men vi sinh sẽ cạnh tranh Oxy với tảo và làm giảm mật độ tảo trong ao.

Liều lượng sử dụng: Đối với men vi sinh VE-80 TS do Thủy Sản 1980 cung cấp sẽ có liều dùng hiệu quả như sau:
- Dùng 500g/2.500 – 4.000m3 đánh vào giấc chiều tối để cắt tảo, phân hủy chất hữu cơ. Sử dụng ban ngày để gây màu.
- Định kỳ: 500g/2.000 – 3.000m3, tùy thuộc vào mật độ tôm thả và mức độ ô nhiễm của nước ao.
- Xử lý ô nhiễm nặng: 500g/1.500 – 3.000m3.
Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như: thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trong đang hiện diện trong môi trường nước hay trong cơ thể thủy sản nuôi. Vì các chất trên sẽ dễ dàng tiêu diệt các vi sinh mà bà con bổ sung vào vì thế sử dụng men vi sinh lúc này là không hiệu quả. Bà con nên đợi từ 3-4 ngày khi các chất hóa học trong ao phân hủy hết rồi mới tiếp tục sử dụng men vi sinh được
Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, chất lơ lửng, nước phát sáng thì men vi sinh VE-80 TS được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với khuyến cáo. Sử dụng men vi sinh kịp thời và hợp lý sẽ giúp tôm nuôi có môi trường sống trong sạch và tốt nhất.
Hãy cùng Thủy Sản 1980 tiếp tục chinh phục những thử thách, góp phần xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam với giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững!
“TỪ AO ĐẤT ĐẾN AO BẠT – CHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN”
Hotline: 0982.342.342
Fanpage: https://www.facebook.com/thuysan1980