Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm không thể nào tránh khỏi những chứng bệnh xảy ra trên tôm nuôi. Nhiều trong số đó thường do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có hại gây ra. Một số ký sinh trùng phổ biến gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi hiện nay phải kể đến 2 nhóm ký sinh là Vermiform và Gregarines. Trong đó biểu hiện bệnh phổ biến nhất là hội chứng phân trắng (WFS)
Hai loài ký sinh trùng gây hại trên tôm nuôi thường gặp
Ký sinh trùng Vermiform
Ký sinh trùng Vermiform có hình dáng giống với giun và trùng Gregarines. Hiện nay, Vermiform ngày càng gia tăng ở các nước nuôi tôm thuộc khu vực châu Á.
Cơ thể Vermiform gần như trong suốt. Vermiform không có cấu trúc tế bào, khi soi dưới kính hiển vi quang học, có thể thấy Vermiform bao gồm một lớp màng dày và có nhiều nếp gấp phức tạp, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng mỏng.

Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Vermiform và Gregarine với mật độ cao, chúng làm cho tôm chậm lớn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh cơ hội như nhóm vi khuẩn Vibrio gây nên hội chứng phân trắng (WFS).
Ký sinh trùng Gregarines
Gregarines là do nguyên sinh động vật ký sinh trong ống tiêu hóa của tôm và thường ở dạng trophozoite – tự dưỡng (giai đoạn trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén. Vòng đời của ký sinh trùng này cần phải trải qua quá trình ký sinh trên ốc và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Gregarines ở dạng tư dưỡng bám trên niêm mạc ruột làm tắc nghẽn sự hấp thu dinh dưỡng của tôm. Gregarines chia làm 2 loại lớn và nhỏ. Loại lớn chia làm 2 nhóm: nhóm dạng hình trụ và nhóm dạng bầu. Tôm thường nhiễm gregarines ở giai đoạn 1,5 – 1,7 cm hoặc 9,8 – 10,2 cm và phổ biến nhất là trong khoảng 2,5 – 5,5 cm.
Những dấu hiệu thường thấy của hội chứng phân trắng
Dấu hiệu của bệnh phân trắng ở tôm (WFS) là chuỗi phân tôm có màu trắng hoặc hơi vàng trôi nổi trên mặt ao nuôi. Phân thường xuất hiện tập trung vào hướng cuối gió hoặc cũng có thể tìm thấy trên các sàn thức ăn.

Các ao bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho thấy sự giảm tỷ lệ sống sót của tôm khoảng 20 – 30% so với ao thông thường. Tôm bị nhiễm có hệ số tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng kém và làm cho tăng trọng hằng ngày bị giảm thấp.
Cách phòng ngừa bệnh phân trắng hiệu quả
Ký sinh trùng có vật chủ trung gian là nhuyễn thể như ốc, hến, trai… do đó, cần loại bỏ những vật trung gian này ra khỏi ao nuôi để ngăn ngừa dịch bệnh.
Ngoài ra, nên xét nghiệm các chỉ tiêu nguyên sinh động vật trên tôm giống trước khi thả nuôi. Quản lý mật độ ao nuôi hợp lý sẽ giúp người nuôi phòng tránh được các bệnh đường ruột trên tôm từ ký sinh trùng.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sản phẩm đặc trị phân trắng, lỏng ruột ở tôm nuôi của Thủy Sản 1980, đó là CAO TỎI ĐEN RG-80 TS. Được chiết xuất từ 100% tỏi đen Ninh Thuận kết hợp cùng thảo dược gan quý hiếm, CAO TỎI ĐEN RG-80 TS được xem là chế phẩm trị phân trắng hiệu quả:
- Tăng khả năng chống chịu đối với virus vi khuẩn
- Chống oxi hóa, tăng cường sức đề kháng cung cấp khoáng chất acid amin quan trọng,
- Phòng chống và hỗ trợ điều trị teo gan, sưng gan.
- Duy trì vẻ đẹp khỏe mạnh cho tôm, cung cấp thêm vitamin quan trọng
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, đường ruột, đi phân lỏng
Hãy cùng Thủy Sản 1980 tiếp tục chinh phục những thử thách, góp phần xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam với giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững nhé!
“TỪ AO ĐẤT ĐẾN AO BẠT – CHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN”
Hotline: 0982.342.342
Fanpage: https://www.facebook.com/thuysan1980