BÍ QUYẾT NUÔI TÔM AN TOÀN TRONG MÙA MƯA

Thời tiết thay đổi là điều tự nhiên, chúng ta không thể khống chế mà cần phải tuân thủ. Việc tốt nhất cần làm là sẵn sàng sống chung với nó và chuẩn bị biện pháp ứng phó kịp thời. Vậy làm sao để đảm bảo an toàn cho tôm trong mùa mưa?? Khám phá ngay bí quyết quyết nuôi tôm mùa mưa của Thủy Sản 1980 nhé!

Các tác động do trời mưa ảnh hưởng đến ao tôm

Tôm là loài rất nhạy cảm, một thay đổi nhỏ cũng dễ dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi làm cho tôm suy giảm sức đề kháng, mắc bệnh và hao hụt cao. Khi trời mưa, nhất là những cơn mưa lớn kéo dài sẽ dẫn đến các yếu tố trong ao bị biến động mạnh, như:

Mùa mưa có ảnh hưởng rất lớn đến ao nuôi tôm
Mùa mưa có ảnh hưởng rất lớn đến ao nuôi tôm    
  • Nhiệt độ nước, oxy, pH, độ kiềm và độ mặn giảm đột ngột. 
  • Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao
  • Gió mạnh có thể khuấy đảo chất hữu cơ và bùn đáy ao lên tầng trên
  • Nồng độ khí độc sau đó được tạo ra nhiều hơn như H­2S, NH3, NO2
  • Tiếng ồn trong lúc mưa làm tôm stress
  • Tôm lột xác nhiều và ốp vỏ nhiều
  • Tôm suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh

Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

Quản lý nhiệt độ và sự phân tầng nước ao

Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng giữa nước ngọt phía trên và nước mặn bên dưới. Điều này tạo sự phân tầng nước, làm cản trở oxy hòa tan xuống tầng nước dưới, làm tôm stress và còn tăng độc tính của khí độc dưới đáy ao.

Ngoài ra, nếu nhiệt độ ao tôm chênh lệch đột ngột thì tôm dễ bị “sốc”, thậm chí chết tôm. Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15oC. Do đó, cần tăng cường chạy quạt nước khi thấy xuất hiện mưa lớn vừa tránh phân tầng nước, vừa cung cấp thêm oxy cho tôm.

Quản lý nhiệt độ giúp giảm bớt tình trạng "sốc" ở tôm nuôi
Quản lý nhiệt độ giúp giảm bớt tình trạng “sốc” ở tôm nuôi

Lắp quạt: ước tính 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch.

Lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:

  • Khi quạt vận hành nước phải xoáy vào giữa ao để gom mùn bã hữu cơ vào giữa ao
  •  Vận tốc của guồng quay phải đạt từ 80 – 85 vòng/ phút.

Quản lý độ sâu của nước

Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước lý tưởng trong ao từ 1,2 – 1,5m. 

Quản lý lượng khí độc trong ao tôm

Các khí độc trong ao tôm như H2S, NH3, NO2 sinh ra do thức ăn dư thừa, xác tảo, vỏ tôm, phân tôm bị phân hủy dưới đáy ao tôm trong điều kiện thiếu oxy.

Khi trời mưa, tảo thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp, tảo sẽ tăng cường hút nhiều oxy trong nước. Khi nồng độ oxy hòa tan thấp, khí độc sẽ sinh ra nhiều khiến cho tôm khỏe trở nên yếu và nhiễm bệnh.

Khí độc, tảo độc trong ao nuôi là yếu tố khiến tôm suy yếu và dễ bệnh
Khí độc, tảo độc trong ao nuôi là yếu tố khiến tôm suy yếu và dễ bệnh

Nếu trời mưa lớn tạo thành sóng mạnh tác động đến đáy ao. Điều này làm cho chất thải ở đáy ao bị khuấy động, khí độc thoát ra và bao phủ khắp khu vực đáy ao.

Khi phát hiện khí độc bà con nên siphon đáy ao, tăng cường chạy quạt nhằm bổ sung lượng oxy hòa tan trong nước. Tiến hành thay nước từ từ.

Lúc này, sử dụng men vi sinh VE-80 TS để triệt tiêu khí độc là giải pháp hiệu quả nhất dành cho các farm tôm. 

Xem thêm: https://thuysan1980.com/ve-80-ts-che-pham-huu-hieu-trong-nuoi-trong-thuy-san/

Quản lý độ pH trong ao

Độ pH trong ao nuôi luôn phải đạt từ 7.5 – 7.8, biến động sáng và chiều không quá 0.5 độ. Nước mưa làm tăng axit trong nước, làm cho pH nước ao giảm thấp.

Để hạn chế giảm pH trong ao nuôi khi trời mưa, bà con nên rải vôi dọc bờ ao trước khi mưa khoảng 10kg/1000m2. Sau khi mưa, nên hoà vôi tạt xuống ao khoảng 10 – 20kg/1ha.

Quản lý tảo độc trong ao tôm

Khi mưa, độ mặn trong ao thấp hơn 8 phần ngàn thường xuất hiện tảo lục có màu xanh rau má. Khi đó có các hiện tượng:

  • Tảo thường xuyên bị tàn lụi.
  • pH dao động mạnh trong ngày
  • Tôm thường bị đóng rong.
  • Thường thiếu oxy vào sáng sớm.
  • Tôm dễ bị đen mang, vàng mang
Khoáng KT-80 TS cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi
Khoáng KT-80 TS cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi

Khi tảo xuất hiện dày đặc, bà con cho chạy quạt nước liên tục đến khi hết mưa mà không cần cho tôm ăn. Khi ngớt mưa có thể giảm 50% số lượng quạt nước và tiến hành cho tôm ăn. Bổ sung Khoáng KT-80 TS của Thủy Sản 1980 vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng giúp tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng trong thức ăn để tăng trưởng và nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Quản lý lượng oxy 

Cần chuẩn bị oxy viên để đánh xuống ao khi mưa, nhằm đảm bảo lượng oxy trong ao, liều lượng 2 – 3kg/1000m3 nước. Tăng cường quạt nước để giữ lượng oxy hòa tan ổn định trong ao.

Quản lý lượng thức ăn

Khi trời mưa, nhiệt độ giảm tôm sẽ giảm ăn. Nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5 -10%, nhiệt độ giảm đột ngột 3oC, tôm giảm ăn tới 30 – 50%. Bà con nên ngừng cho ăn, chờ đến khi ngớt mưa thì cho ăn với số lượng giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường. Điều này nhằm hạn chế thức ăn dư thừa, tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong.

Để đảm bảo sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, bà con hãy sử dụng CAO TỎI ĐEN RG-80 TS “Lợi ruột – Bổ gan”  + KHOÁNG chất thiết yếu KT-80 TS cho tôm nuôi. Cách quản lý ao tôm mùa mưa không quá khó, chủ yếu bà con nên có sự chuẩn bị và thực hiện đồng bộ những biện pháp trên càng sớm càng tốt trước và trong quá trình mưa. Chúc bà con vụ nuôi thành công!

Bộ 3 sảm phẩm không thể thiếu trong mùa mưa của mỗi farm tôm
Bộ 3 sảm phẩm không thể thiếu trong mùa mưa của mỗi farm tôm

Hãy cùng Thủy Sản 1980 tiếp tục chinh phục những thử thách, góp phần xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam với giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững nhé!

“TỪ AO ĐẤT ĐẾN AO BẠT – CHÚNG TÔI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN”

Hotline: 0982.342.342

Fanpage: https://www.facebook.com/thuysan1980

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest